Tuần này, vaper đang rất hoang mang bởi tin tức nói khói thuốc lá điện tử chứa nhiều hợp chất kim loại độc hại như arsenic gây ung thư não hoặc tử vong. Thông tin này đến từ một nghiên cứu mới được tung ra gần đây của tiến sỹ Johns Hopkins từ đại học Baltimore, Maryland, ông được biết đến là người phản đối vape mạnh mẽ.

Giáo sư Konstantinos Farsalinos của Trung tâm phẫu thuật tim Onassis ở Athens, Hy Lạp đã biết bài nghiên cứu sai lệch và lập tức lên tiếng phản bác.

Nghiên cứu của Johns Hopkins có tiêu đề, thành phần kim loại trong tinh dầu thuốc lá điện tử và mẫu khói, được đăng trên trang chủ Environmental Health Perspectives trước khi được các phương tiện truyền thông phát tán khắp nơi. Cả bài nghiên cứu đều chỉ về kết quả, một lượng lớn kim loại độc hại được phát hiện có trong khói của thuốc lá điện tử.

Chính những lời hời hợt và đồn đại này đã khiến giáo sư Farsalins và hàng triệu vaper nổi giận. Sau khi đọc tỉ mỉ toàn bộ nghiên cứu, giáo sư Farsalinos đã lập tức đăng đàn phản bác ông Johns Hopkins trên Facebook và công khai phủ nhận kết luận của nghiên cứu.

Theo nghiên cứu của tiến sỹ Johns Hopkins, các nghiên cứu sinh được 56 vaper sử dụng loại cùng một loại tinh dầu giúp đỡ. Sau khi phân tích các chất có trong khói thuốc, họ ghi lại được một số thành phần kim loại như arsenic, chromium, manganese, nickel và chì. Từ đó họ khẳng định rằng liên tục hấp thu các kim loại độc hại có thể khiến người mắc các chứng ung thư nguy hiểm.

Chiến tích của giáo sư Farsalinos với nghiên cứu chống vape

Tuy nhiên, giáo sư Farsalinos đã từng chủ trì các nghiên cứu liên quan đến khói thuốc lá điện tử từ năm 2011, nên ông đã kiên quyết phủ nhận kết luận của bên kia. Ông đồng ý rằng một lượng nhỏ chì và chrominium có thể xuất hiện trong khói vape khi hút ở nhiệt độ cực cao, ông cũng khẳng định rằng “tỉ lệ tương đối lớn” được Johns Hopkims mô tả hoàn toàn sai sự thật.

“Cho những người vẫn đang thắc mắc về nghiên cứu thành phần kim loại trong thuốc lá điện tử, tôi có lời: “số lượng lớn” kim loại được nhắc đến trong bài nghiên cứu được đo bằng ug/kg. Các thành phần như chromium và chì rất ít, theo như tính toán của tôi, một người phải vape trên 100 ml một ngày mới vượt qua tiêu chuẩn của FDA về liều thuốc dạng hút một ngày.”

“Có vẻ tác giả đã nhầm lẫn khi áp dụng giới hạn an toàn khi tiếp xúc với môi trường qua hơi thở vào vape. Tuy nhiên, một ngày con người thở khoảng 17 000 nhịp, nhưng chỉ hút 400 – 600 lần từ thuốc lá điện tử thôi.”

Đây không phải lần đầu tiên giáo sư Farsalinos lên tiếng phản bác các nghiên cứu không chính xác và phủ nhận kết luận của chúng. Khi AUA (American Urological Association) đưa ra nghiên cứu khẳng định vape gây ung thư bàng quang, ông đã trả lời lại và chỉ ra những bằng chứng không rõ ràng do tác giả sử dụng.

Trong khi đó, giáo sư Farsalinos cũng giải thích về một số nghiên cứu vape khẳng định khói thuốc lá điện tử gây bệnh phổi bỏng ngô hoặc chứa lượng lớn formaldehyde. Trong mọi tình huống, ông đều quả quyết rằng các tác giả nghiên cứu chống vape đã cố tình dàn xếp dữ liệu để đi tới kết luận tiêu cực.

Nguồn: Matt Rowland – vapes.com

Dịch: The Vape Club